Cầu xe tải là gì, cấu tạo của cầu xe tải

Cầu xe tải là gì? Cấu tạo và vai trò của cầu xe tải với chiếc xe tải ra sao? Tại sao các tài xế lái xe tải đều phải biết về bộ phận này? Hãy cùng tìm hiểu rõ để dễ dàng xử lý khi cầu xe gặp vấn đề các bác tài nhé.

Cầu xe tải là gì?

Cầu xe tải hay còn được gọi là bộ vi sai. Đây là một bộ phận có hình cầu, nằm ở vị trí giữa 2 trục kim loại nối 2 bánh xe sau của ô tô lại với nhau (hoặc bánh xe trước đối với loại xe hai cầu), bên trong cầu bao gồm hệ thống bánh răng truyền chuyển động thông qua trục láp đến bánh xe tải.

Hiện nay có 2 loại cầu để truyền chuyển động của xe, đó là cầu láp và cầu dầu. Trong bài viết này, Ô tô Việt Hàn sẽ phân tích chi tiết tác dụng, cấu tạo của cầu xe tải để giúp các bác tài hiểu rõ và hiểu sâu hơn về chức năng của cầu xe tải.

Cấu tạo của cầu xe tải.

Một cầu xe tải được cấu tạo gồm 2 bộ phận cơ bản là: truyền lực cuối và truyền lực vi sai. Trong đó:

  • Truyền lực cuối là bánh răng chủ động, ăn khớp với bánh răng bị động, có tác dụng giảm số vòng quay để tăng thêm momen lực.
  • Truyền lực vi sai có tác dụng tạo ra tốc độ quay khác nhau giữa 2 bánh xe khi đi vào lúc cua.

Ngoài ra thì còn có:

  • Vỏ bộ vi sai được gắn trên bánh răng bị động.
  • Bánh răng vi sai được lắp trên vỏ bộ vi sai.
  • Bánh răng bán trục ăn khớp với bán trục.

Việc hiểu rõ về cấu tạo cầu xe rất quan trọng với các bác tài, giúp việc vận hành tốt hơn, biết được các dấu hiệu cần thiết để kịp thời sửa chữa khi có vấn đề.

Tác dụng của cầu xe tải

Động cơ của xe khi vận hành sẽ tạo ra momen xoắn và truyền xuống cầu xe theo trục dọc. Cầu xe sẽ nhận momen xoắn này và chia thành 2 đường và mỗi đường có thể quay với tốc độ khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất khi xe đi vào khúc cua, vì khi vào khúc cua thì bánh xe có tốc độ khác nhau (tốc độ giống nhau là khi đi trên một đường thẳng).

Như vậy chúng ta có thể hiểu tác dụng chính của cầu xe tải như sau:

  • Giúp truyền momen xoắn của động cơ tới trục bánh xe.
  • Thay đổi tốc độ của các bánh xe khi đi vào khúc cua. Từ đó giúp tránh được hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm cho xe và người điều khiển xe.
  • Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi truyền momen xoắn tới trục bánh xe.

Các loại cầu xe tải phổ biến

Như đã nhắc đến ở trên, có 2 loại cầu xe tải phổ biến hiện nay là cầu láp và cầu dầu. Mỗi loại cầu lại phù hợp với điều kiện đường xá và cung đường vận chuyển khác nhau. Thông thường, xe cầu láp thường dùng ở các vùng có đường xá thuận lợi, đường đẹp, còn cầu dầu thích hợp với các cung đường xấu hơn, đèo dốc, đồi núi.

Cầu láp

Cầu láp là loại cầu có trục láp được nối từ bộ vi sao đến bánh xe, chúng được nối cứng với bánh xe thông qua hệ thống bulong bắt trực tiếp vào mặt bích. Hiện nay cầu láp được sử dụng rất phổ biến trên các loại xe tải thùng, xe tải ben, xe đầu kéo….

Xe cầu láp

Cầu láp sử dụng mỡ bò để bôi trơn. Ưu điểm của cầu láp đó là tiết kiệm nhiên liệu, xe chạy bốc và êm. Tuy nhiên nó có nhước điểm là dễ bị gãy khi chạy qua đoạn đường xấu

Xem thêm: XE ĐẦU KÉO CHENGLONG H7 385HP – 6X4 (CẦU LÁP)

Cầu dầu

Cầu dầu là loại cầu có khả năng chịu lực xoắn tốt, phù hợp cho các loại xe hay đi qua cung đường xấu, đèo dốc, trong các mỏ khoáng sản. Vì vậy cầu dầu thường được trang bị trên các xe đầu kéo, xe tải ben.

Vì dùng dầu để bôi trơn nên được gọi là cầu dầu, nó có hình khối cầu, bên trong có các bánh răng đồng cơ. Trong cầu dầu có thanh láp được nối từ bộ vi sai truyền momen xoắn đến hệ thống bánh răng nằm trên ổ trục bánh xe.

Ưu điểm của cầu dầu là khả năng vận hành ổn định, thích hợp các cung đường xấu.

Nhược điểm là tốn nhiều nhiên liệu hơn cầu láp.

Xem thêm: XE ĐẦU KÉO CHENGLONG H7 420HP – 6X4 (CẦU DẦU)

Cầu Man

Ngoài 2 loại cầu trên, còn có một loại cầu xe tải khác gọi là cầu man. Đây vốn là loại cầu láp thông thường, nhưng hệ thống cầu và trục láp được tập đoàn công nghiệp Man sản xuất. Loại cầu xe tải này có độ bền và sức kéo tốt chẳng kém gì cầu dầu.

Nhược điểm của cầu Man là khó thể hiện hoàn toàn tác dụng nếu xe phải di chuyển qua địa hình nhiều đồi núi, dốc cao hoặc đường lầy lội và gồ ghề. Tuy nhiên chúng có thể đảm bảo khó bị gãy trục chuyển động của xe tải hơn.

Phân biệt cầu dầu và cầu láp

Để phân biệt cầu dầu và cầu láp, bạn chỉ cần nhìn vào mặt bích. Đây là vị trí ngay giữa mâm xe. Nếu mặt bích lớn và có một lỗ thì đây chính là cầu dầu. Cầu dầu cần có lỗ để đổ dầu bôi trơn và làm kín.

Cách sử dụng bộ vi sai khi xe bị sa lầy

Khi xe bị sa lầy khi gặp địa hình xấu, bánh xe bị lầy sẽ quay liên tục trong khi bánh không bị sa lầy đứng yên. Lúc này tài xế hãy đổ thêm đất đá vào chỗ bị sa lầy và hãm cầu nối cứng 2 trục với vỏ cầu để 2 bánh xe quay cùng tốc độ để có thể vượt lấy, sau đó mở cầu để xe hoạt động bình thường.

Hy vọng với các thông tin về cầu xe tải ở trên, các bác tài sẽ nắm được, hiểu về nguyên lý, cấu tạo, tác dụng để sau này khi gặp các trường hợp xảy ra có thể dễ dàng xử lý.

Mọi thông tin xin